KIẾN THỨC XỬ LÝ ÂM HỌC PHÒNG NGHE NHẠC

Chất lượng phòng nghe ảnh hưởng ít nhất 30% tới chất lượng âm thanh khi thưởng thức âm nhạc và xem phim chất lượng cao.
Các công trình công cộng như phòng karaoke, bar, disco, nhà hàng, lớp học, sảnh, phòng thuyết trình, phòng họp….hầu hết được thiết kế mà không quan tâm tới tính âm học của công trình.

Hầu hết các phòng nghe và công trình đều bị các hiện tượng sau:
– Dội âm và cộng hưởng âm dẫn tới các hiện tượng nhòe âm hình trong các phòng nghe nhạc
– Âm sắc không trung thực…
– Âm bass bị ù (đối với các phòng nhỏ)
– Âm cao bị hú (trong các phòng karaoke)
– Tiếng nói không nghe rõ (trong các lớp học và các phòng họp, thuyết trình…)
– Tiếng ồn quá lớn (trong các công trình đông người như hành lang, sảnh, nhà hàng, phòng tập …)
– Tiếng nói bị vang (trong các phòng họp…)
– Tiếng ồn ảnh hưởng tới môi trường xung quanh
Hãy liên lạc ngay với chúng tôi nếu các bạn gặp phải một trong những sự cố về âm học nêu trên.

Dịch vụ tư vấn và xử lý phòng nghe nhạc, xem phim, karaoke:
– Bạn sẽ không thưởng thức được trọn vẹn 100% khả năng trình diễn của hệ thống âm thanh, hình ảnh cao cấp khi chưa quan tâm đúng mức tới chất lượng âm học của phòng nghe.

– Các phòng nghe đều có những vấn đề âm học cần xử lý để có được chất lượng âm thanh tốt nhất.

Sau đây là những vấn đề cơ bản của một căn phòng thông thường

+ Sóng phản xạ vào các bề mặt tường xung quanh phòng:
Các phản xạ âm vào tường xung quanh tạo nên những nguồn âm thanh không mong muốn làm giảm chất lượng của nguồn âm thanh chính. Hình minh họa cho thấy các âm thanh phản xạ tới tai người nghe sẽ chậm hơn âm thanh phát ra từ nguồn chính do quãng đường dài hơn. Điều này sẽ làm âm hình mờ nhạt, độ trong trẻo không còn….
Đây là vấn đề ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng âm nhạc, đặc biệt khi sử dụng những hệ thống âm thanh chất lượng cao.

+ Âm vang trễ (reverberation time)
Vấn đề âm vang trễ xảy ra với hầu hết mọi loại phòng như phòng nghe, phòng họp, văn phòng, hội trường, nhà hàng, sảnh, phòng học, phòng tập …. Nơi không có sự quan tâm về tính âm học của công trình. Âm vang trễ tạo nên sự ồn ào rất khó chịu, người nghe rất khó phân biệt được nguồn âm chính, tiếng nói nghe không được rõ ràng, lẫn lộn với các tiếng ồn xung quanh…Công trình công cộng không được xử lý vấn đề âm vang trễ sẽ bị ảnh hưởng của tiếng ồn, độ ồn sẽ bị tăng cường rất nhiều gây nên cảm giác khó chịu cho người nghe. Ở nhiều công trình độ ồn cao tới mức ảnh hưởng tới sức khỏe và sự tập trung làm việc cũng như học tập, giải trí…

+ Sự cộng hưởng âm của phòng
Sự cộng hưởng âm thường xảy ra ở tần số thấp gây nên tiếng ù làm cho âm trầm không trung thực, người nghe nhạc thường gọi là thừa bass, ù bass, booming bass …
Sự cộng hưởng thường xảy ra ở những góc phòng, góc tường, nơi giao nhau giữa những bức tường…

Tất cả những vấn đề nêu trên đều được xử lý nhờ giải pháp âm học cho phòng nghe và công trình công cộng của Sóng Âm Thanh
Bằng các trang bị những tấm hút âm, bẫy âm và các loại vật liệu dán tường đặc biệt ở những vị trí thích hợp, chúng tôi sẽ xử lý, loại bỏ hầu hết các vần đề không mong muốn về âm học giúp cải thiện chất lượng âm nhạc phòng nghe, giảm ồn cho những công trình, đem lại sự thoải mái cho mọi người.
Vài kinh nghiệm xử lý âm học phòng nghe:
Xử lý một phòng nghe nhạc có thể đơn giản chỉ là treo một tấm vải lên tường, xê dịch các tấm thảm hoặc kê lại đồ đạc… cũng có thể dùng biện pháp phức tạp hơn là lắp các thiết bị âm học nhà nghề. Đôi khi, chỉ cần dùng những cách thức đơn giản mà bạn đã có thể tạo ra những chuyển biến lớn trong âm thanh phòng nghe. Sau đây, Sóng Âm Thanh xin trao đổi với các bạn về một số “căn bệnh” về âm học trong các phòng nghe và cách xử lý những vấn đề này.

1) CÁC BỀ MẶT NHẴN SONG SONG KHÔNG ĐƯỢC CHE PHỦ
Có lẽ sự cố thường gặp và cũng nghiêm trọng nhất trong các phòng nghe là các bức tường song song không được xử lý. Hai bức tường nhẵn đối diện nhau có thể gây ra hiện tượng âm thanh dội đi dội lại nhiều lần ngay cả khi âm thanh phát ra trực tiếp từ loa đã dùng hẳn. Hiện tượng này tương tự như khi bạn đứng trong một căn phòng trống không có thảm treo trên tường và vỗ tay, bạn có cảm giác âm thanh như lưu lại trong không gian một lúc lâu sau khi bạn đã dừng việc đó lại. Bạn cũng có thể hình dung tác hại của hiện tượng này đối với âm thanh như bạn đứng giữa hai tấm gương phẳng đối diện nhau. Chúng gây ảo giác không gian trở nên rộng lên gấp nhiều lần. Tương tự, hiện tượng dội âm gây những cảm giác sai lệch về âm thanh, khiến chúng bị méo mó, khác hẳn âm thanh gốc.
Hiện tượng dội âm rất dễ khắc phục. Chỉ cần đặt vật tiêu âm hoặc âm lên một trong hai bề mặt. Vật đó có thể là những tấm rèm vải dày, rèm nhung hoặc các tấm tiêu âm làm bằng gỗ, bằng tre nứa, bằng mút gai (mút trứng). Bạn chỉ cần mất công đi mua vật liệu với giá khá rẻ, thuê thợ hoặc nếu kéo tay, bạn có thể tự làm theo mẫu có sẵn (tham khảo tạp chí Nghe Nhìn Việt Nam số tháng 6-2004)

2) ÂM DỘI TỪ SÀN VÀ TƯỜNG
Một điều không thể tràng khỏi là chúng ta thường phải đặt loa gần tường và sát với sàn nhà nên âm thanh mà bạn nghe được không chỉ phát ra trực tiếp từ loa mà còn bị phản xạ từ tường, sàn và trần. Những âm thanh này đo tới tai nghe chậm hơn âm thanh đi thẳng, và còn bị méo. Chúng làm cho âm thanh tổng thể không được trong trẻo và trung thực với bản gốc.

Âm thanh phản xạ ảnh hưởng rất xấu tới sự nghe của chúng ta… Đặc tính hấp thụ âm thanh của các bức tường ở hai bên loa cũng ảnh hưởng tới cường độ và “chất âm phản xạ. Vì thế, âm thanh phản xạ không chính xác như âm thanh trực tiếp phát ra mặt trước loa. Thêm nữa, khi âm thanh trực tiếp và âm thanh phản xạ kết hợp với nhau, ta sẽ thấy một mớ âm thanh hỗn hợp từ hai nguồn âm này. Âm phản xạ đi tới tai nghe thường chậm trễ hơn âm trực tiếp, sinh ra hiện tượng lệch pha khiến cho âm thanh bị méo. Chính vì thế mà phản xạ âm từ hai bên tường là một trong những nguyên nhân lý giải tại sao cùng một cặp loa nhưng đặt trong các căn phòng khác nhau thì tiếng cũng rất khác.
Hiện tượng phản xạ trên không chỉ ảnh hưởng đến tính cân bằng của âm thanh mà còn mất độ chính xác của âm hình. Nhưng theo kinh nghiệm của Sóng Âm Thanh, nếu duy trì được mức phản xạ vừa phải thì lại làm tăng độ rộng mở của sân khấu, song, nếu thái quá, nó gợi lên cảm gíc rõ rệt về khoảng cách giữa các loa. Điều này xóa nhòa ranh giới giữa các âm hình và khiến cho sân khấu âm thanh thiếu tập trung và chính xác.

Âm thanh cũng phản xạ từ sàn và trần. Phản xạ âm sàn ít ảnh hưởng tới sự nghe hơn phản xạ từ trần vì khoảng cách giữa loa tới sàn nhỏ hơn giữa loa và trần, nên đường truyền âm thanh cũng ngắn hơn, sự sai pha sẽ ít hơn. Và trần hơi nghiêng sẽ có lợi hơn nếu bạn đặt loa ở phía trần bị nghiêng xuống. Góc nghiêng của trần sẽ hướng những âm thanh phản xạ từ trần đi chệch khỏi tai người nghe. Rất may là việc sử lý âm thanh phản xa từ trần khá đơn giản: chỉ cần đặt một vật tán hoặc tiêu âm lên hai bức tường, nhất là mảng tường giữa loa và người nghe. Xử lý phản xạ còn dễ hơn nhiều: một tấm thảm đặt trên sàn sẽ hấp thu hầu hết âm dội. Một điều khá thú vị là mỗi lọai thảm có tác động khác nhau lên âm thanh. Theo kinh nghiệm của nhiều dân chơi âm thanh ngoại quốc, thảm len sẽ làm cho âm thanh cân bằng và tự nhiên hơn thảm làm từ sợi tổng hợp. Đó là do các sợi trong thảm len đều có chiều dài và độ dày khác nhau. Như vậy thảm len sẽ hấp thu được các tần số khác nhau. Ngược lại, thảm tổng hợp được dệt từ các sợi có hình dáng và kích cỡ giống y như nhau nên chỉ hấp thụ dải tần hẹp. Ở ta, việc kiếm được thảm len dày để làm tiêu âm không phải là dễ. Bạn có thể dùng tạm các tấm mút gai cùng với các tán âm bằng gỗ cũng có hiệu quả khá. Nhiều bạn nghe nhạc có kinh nghiệm còn cho biết, dùng các giá sách có chứa sách đặt trong phòng nghe cũng đem lại hiệu quả tốt.

3) ÂM BASS DÀY VÀ NẶNG
Tiếng bass bị dày và nặng là một vấn đề nan giải mà nguyên nhân thường là do sự bất hợp lý về chế độ cộng hưởng của phòng, về vị trí và chất lượng của loa, hoặc độ hấp thu tiếng bass của phòng quá thấp. Và ngay cả vị trí ngồi nghe cũng liên quan đến độ dày và nặng của tiếng bass. Thông thường, chúng ta có thể khắc phục bằng cách đơn giản mà hiệu quà là dịch chuyển loa. Nhưng nếu làm vậy mà chưa cải thiện được tình hình, nhiều người nghĩ ngay đến chuyện “thay loa”. Sóng Âm Thanh cho rằng, bạn hãy dùng giải pháp lắp các tấm tiêu âm bass. Chúng sẽ hút các tần số thấp và biến các tần số này thành nhiệt truyền vào trong các chất liệu sợi ở bên trong các tấm tiêu âm này. Bạn cũng nên làm thêm các cột “chân voi” đặt ở góc phòng để triệt tiêu sóng âm tần số thấp. Trong trường hợp tiếng bass quá dội, bạn có thể làm các hộp cộng hưởng Hemholtz là hiệu quả nhất.

4) CÁC VẬT PHẢN XẠ ÂM THANH ĐẶT GẦN LOA
Tất cả các đồ vật có tính phản xạ âm thanh đứng gần loa đều có thể làm âm hình biến dạng, thiếu chiều sâu. Ít người biết rằng chính chiếc TV với màn hình thủy tinh có tính phản xạ âm thanh mạnh đặt giữa hai loa lại là thủ phạm làm xấu âm thanh rất nhiều. Chính vì thế, các bạn nên dịch chuyển chiếc TV này cũng như các vật cản khác (ampli công suất, loa sub-woofer…) ra càng xa loa càng tốt. Sóng Âm Thanh đã từng thấy chất lượng trình diễn của nhiều bộ dàn chuyển biến rất nhiều khi những “nhân vật” đứng sai vị trí được chuyển ra rìa phòng. Âm hình trở nên tập trung hơn, tiếng cũng sâu hơn. Nếu đồ vật không thể dịch chuyển, hãy phủ tấm vải hút âm lên chúng. Bạn cũng đừng quên kéo rèm cửa sổ phía sau lại mỗi khi nghe nhạc.

5) TÌM VỊ TRÍ LOA
Giống như các tay môi giới nhà đất lão luyện-những người luôn tâm niệm “địa thế đẹp” là tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ lý tưởng của một căn nhà thì với âm thanh trong phòng, vị trí đặt loa là yếu tố mang tính quyết định. Tìm bị trí thích hợp cho loa là việc đầu tiên bạn nên làm trước khi dùng đến biện pháp xử lý âm học phòng nghe như chúng tôi trình bày ở trên. Bạn có thể tham khảo thông tin cho tiết về vấn đề này ở mục Tư Vấn – Giải đáp trên tạp trí Nghe Nhìn Việt Nam tháng 6 – 2005.

6) CÂN BẰNG GIỮA VẬT HẤP THU TẦN SỐ CAO VỚI VẬT HẤP THU TẦN SỐ THẤP
Hầu hết các phòng đều có đặc tính tiêu âm tần số cao mà không hấp thu tần số thấp. Ngoài thảm, rèm và các đồ làm bằng chất liệu mềm, có thể sử dụng thêm các cột “chân voi” hoặc các thiết bị tiêu âm tự chế dạng tấm để giữ độ cân bằng về thời gian dội âm. Âm bass nặng nề, chậm chạp là do những bất cân bằng này.

7) DỊCH CHUYỂN VỊ TRÍ NGHE ĐỂ CÓ ĐỘ CÂN BẰNG TỐI ƯU VỀ TIẾNG BASS
Sóng đứng tần số thấp sẽ tạo ra những vị trí có áp suất âm thanh (thanh áp) khác nhau. Chuyển vị trí ngồi sẽ tạo ra độ cân bằng phù hợp nhất. Vớyi các phòng nghe dư tiếng bass, bạn tránh ngồi sát vào tường sau vì tiếng bass ở đó nghe rất nặng nề. Ngươc lại nếu các bạn cảm thấy hơi thiếu bass, có thể lùi vị trí nghe gần với tường sau để cân bằng trở lại với dải âm cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *